hotline
Giải pháp xử lý nước thải sau khi Hồ Sợi
Ứng dụng công nghệ Ghép Nhánh Phân Tử Tinh Bột thân thiện với môi trường vào công đoạn Hồ Sợi để xử lý chất thải sau dệt
Ngày 19/11, Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Công ty TNHH Sunrise Chemical Supply phối hợp cùng Tập đoàn C&D tổ chức buổi hội thảo kỹ thuật với chủ đề: “Grafted Starch – Giải pháp cho xử lý nước thải sau dệt”.
Sau một thời gian nghiên cứu ứng dụng công nghệ “Ghép nhánh phân tử tinh bột” vào công đoạn hồ sợi, Tập đoàn C&D (Đài Loan) đã phát triển thành công sản phẩm Grafted Starch thân thiện với môi trường, có tính năng vượt trội so với chất PVA, tạo ra một bước tiến mới trong công đoạn hồ sợi trước dệt.

Sử dụng Grafted Starch có thể đưa các chỉ số BOD và COD (các chỉ số đo lượng oxy hòa tan trong nước) trong nước thải công đoạn rũ hồ về thấp dưới ngưỡng cho phép, hướng tới sản xuất xanh trong dệt may, chi phí có thể giảm tới 30% so với việc sử dụng PVA mà không cần thay đổi máy móc thiết bị.

Ông Jack Lin, Chủ tịch Tập đoàn C&D cho biết, tại nhiều nước như Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan, Philippines…  ngành dệt may đang kêu gọi giảm hoặc loại bỏ chất PVA ra khỏi quy trình sản xuất dệt may. Nguyên nhân là do PVA chính là thủ phạm khiến cho nước thải từ hoạt động in và dệt thoi trở nên khó kiểm soát.

Theo ông Jack Lin, sản phẩm Grafted Starch có tới 7 đặc tính ưu điểm hơn so với PVA, đó là tính mềm mại tốt, độ bám dính tốt, chống mài mòn tốt, giảm độ xù lông, pha trộn tốt, bảo vệ môi trường và chi phí hiệu quả.

Trong khi PVA có nguồn gốc từ hóa dầu, nên đòi hỏi phải xử lý nước thải nghiêm ngặt trước khi xả ra môi trường thì Grafted Starch lại được sản xuất từ tinh bột nên hoàn toàn thân thiện với môi trường. Do đó, việc sử dụng Grafted Starch cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí xử lý nước thải so với việc dùng PVA. Ngoài ra, giá thành của Grafted Starch cũng thấp hơn so với PVA.

Phát biểu tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, với 2 hiệp định thương mại tự do Việt Nam vừa tham gia là CPTPP và EVFTA, hàng dệt may của Việt Nam sẽ nhận được nhiều ưu đãi về thuế quan tại các thị trường thành viên. Tuy nhiên, để được hưởng ưu đãi, Việt Nam phải thỏa mãn các cam kết, trong đó có cam kết về môi trường.

Theo bà Mai, mới đây thương hiệu Zara đã yêu cầu nhà cung cấp vải không được sử dụng PVA trong quy trình sản xuất. Nhiều nhãn hàng cũng đang có xu hướng truy xuất nguồn gốc vải, thậm chí cả nguồn gốc bông. Điều này đặt ra yêu cầu phải phát triển bền vững đối với ngành dệt may Việt Nam. Theo đó, có 3 trụ cột của xu hướng phát triển bền vững là con người, môi trường và lợi nhuận.

Bà Mai nhấn mạnh, để có lợi nhuận thì các doanh nghiệp phải bán được hàng. Trong xu thế hiện nay, để bán được hàng thì sản phẩm phải đáp ứng được các yêu cầu về môi trường, phát triển bền vững. Hiện Hiệp hội Dệt may Việt Nam đang hướng tới chương trình xanh hóa ngành dệt may. Theo đó, Hiệp hội đã làm việc với rất nhiều tổ chức nhe World Wide Fund, World Bank nhằm nỗ lực bảo vệ nguồn nước.

“Những nỗ lực này nhằm hướng tới xây dựng thương hiệu dệt may Việt Nam bền vững. Do đó, doanh nghiệp nên thay đổi, hướng tới quy trình sản xuất sạch hơn” – bà Mai nói.

Cũng theo bà Mai, thời gian tới, Hiệp hội Dệt may Việt Nam sẽ tiếp tục tìm kiếm các sản phẩm nguyên liệu, giải pháp mới thân thiện với môi trường để giới thiệu cho các doanh nghiệp, nhằm từng bước loại bỏ các hóa chất không thân thiện với môi trường ra khỏi quy trình sản xuất của ngành dệt may.

Nguồn: https://haiquanonline.com.vn/nganh-det-may-tinh-phuong-an-loai-bo-hoa-chat-gay-hai-115526.html
Tin liên quan
Công ty Nam Quang
553/19A Nguyễn Kiệm, P.9, Q. Phú Nhuận, TPHCM
Tel: (028) 38450411 hoặc 39975750
Fax: (028) 38446067
Zalo: 0972815574
Viber: 0903925576
Email: trung@naquaco.com
Follow us on FacebookFollow us on TweeterFollow us on LinkedinFollow us on YouTube
Copyright © by Nam Quang